Chủ đầu tư giữ sổ hồng không trả – Người mua cần xử lý sao?

Trong lĩnh vực bất động sản, tình trạng một số chủ đầu tư cố tình giữ sổ hồng của cư dân mà không bàn giao đúng cam kết đang trở thành vấn đề nhức nhối khiến nhiều người không khỏi bức xúc. Bởi việc trả chậm sổ hồng không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người mua nhà, mà còn gây khó khăn trong các giao dịch thế chấp, chuyển nhượng hay sang tên tài sản. Vậy chủ đầu tư giữ sổ hồng không trả thì người mua cần xử lý như thế nào? Hãy cùng Khải Hoàn Land tiếp tục đọc tiếp bài viết sau đây để có lời giải đáp chính xác nhất nhé. 

Nội dung bài viết

Vì sao chủ đầu tư giữ sổ hồng của cư dân/khách hàng?

Thông thường chủ đầu tư sẽ không giữ sổ hồng của cư dân/khách hàng sau khi người mua đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định chủ đầu tư vẫn giữ lại sổ hồng bởi vì những nguyên nhân như sau:

Dự án chưa đủ điều kiện cấp sổ hồng

Lý do mà chủ đầu tư giữ sổ hồng không trả cho cư dân, khách hàng chính là dự án tại thời điểm đó chưa có đủ điều kiện cấp sổ hồng. Theo quy định của pháp luật, một dự án muốn được cấp sổ hồng phải hoàn thiện đầy đủ các hạng mục về hạ tầng, nghiệm thu công trình, phòng cháy chữa cháy và hoàn tất nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. 

Trong quá trình này, nếu thủ tục pháp lý vẫn còn đang dang dở, xây dựng sai phép hay sai quy hoạch đã phê duyệt thì sổ hồng vẫn chưa thể cấp cho từng căn hộ. Để hạn chế tối đa mọi rủi ro, bạn có thể xem thêm cách kiểm tra pháp lý chung cư.

Do chủ đầu tư mang sổ hồng đi thế chấp ngân hàng

Một lý do khác mà chủ đầu tư chậm trả sổ hồng cho cư dân là mang sổ hồng đi thế chấp ngân hàng. Nhằm triển khai các hạng mục xây dựng, nhiều chủ đầu tư đã sử dụng chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của toàn bộ dự án để thế chấp vay vốn ngân hàng. Nếu chủ đầu tư chưa giải chấp khoản vay này, ngân hàng sẽ giữ Giấy chứng nhận và không thể sang tên cho người mua. 

Chủ đầu tư mang sổ hồng đi thế chấp ngân hàng
Chủ đầu tư mang sổ hồng đi thế chấp ngân hàng

Do chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính

Trên thực tế, để cấp được sổ hồng cho người mua, chủ đầu tư phải hoàn thành các nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, thuế, thuê đất, phí liên quan đến dự án. Nếu chủ đầu tư cố tình trì hoãn không nộp đầy đủ, thì lúc này cơ quan Nhà nước sẽ không cấp sổ. 

Do lỗi từ phía người mua

Một số ít trường hợp khác, chủ đầu tư không làm sổ hồng cho khách hàng là vì họ chưa hoàn tất nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng mua bán. Ngoài ra, người mua cũng chưa cung cấp đủ hồ sơ và thông tin cá nhân cần thiết để cho chủ đầu tư làm thủ tục. 

Người mua chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng
Người mua chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng

Các rủi ro khi chủ đầu tư giữ sổ hồng không trả

Dưới đây là một số rủi ro phổ biến khi chủ đầu tư giữ sổ hồng không trả:

  • Không được công nhận đầy đủ quyền sở hữu: Khi không có sổ hồng, quyền sở hữu của cư dân không được pháp luật công nhận. Từ đó, gây khó khăn trong các giao dịch liên quan đến căn hộ.
  • Nguy cơ tranh chấp pháp lý: Quyền sở hữu không rõ ràng có thể dẫn đến các tranh chấp pháp lý phức tạp với chủ đầu tư.
  • Không thể thế chấp ngân hàng: Sổ hồng là tài sản đảm bảo giá trị để thế chấp vay vốn ngân hàng dành cho các mục đích cá nhân, kinh doanh.
  • Ảnh hưởng đến giá trị tài sản: Việc không được cấp sổ hồng sẽ làm giảm đi giá trị thương mại của căn hộ và gây thiệt hại về mặt kinh tế cho người mua.
Rủi ro khi chủ đầu tư không trả sổ hồng
Rủi ro khi chủ đầu tư không trả sổ hồng

Cơ sở pháp lý nào bảo vệ người mua nhà khi Chủ đầu tư không trả sổ hồng?

Quy định về thời hạn cấp Sổ hồng

Dựa vào quy định tại khoản 4 Điều 13 trong Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Trong vòng 50 ngày kể từ lúc bàn giao căn hộ hoặc tính từ thời điểm bên mua đã thanh toán đầy đủ số tiền theo thỏa thuận, thì chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho người mua. 

Đồng thời, chủ đầu tư có nghĩa vụ hoàn thiện hồ sơ pháp lý cần thiết, nộp các khoản phí, lệ phí và phối hợp với cơ quan chức năng để làm thủ tục cấp sổ hồng. Sau khi đã có sổ hồng, chủ đầu tư tiến hành bàn giao lại cho người mua. 

Các chế tài xử phạt đối với Chủ đầu tư vi phạm

Theo nghị định của Chính phủ về các chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhà ở có quy định mức phạt tiền đối với hành vi chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà. Tuy nhiên, tùy theo mức độ và thời gian vi phạm mà mức phạt có thể lên đến 1 tỷ đồng đối với tổ chức.

Cơ sở pháp lý nào bảo vệ người mua nếu chủ đầu tư không cấp sổ hồng
Cơ sở pháp lý nào bảo vệ người mua nếu chủ đầu tư không cấp sổ hồng

Người mua cần làm gì khi Chủ đầu tư giữ sổ hồng không trả?

Nếu chủ đầu tư giữ sổ hồng không trả sau khi bên mua đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, thì người mua cần thực hiện các bước sau để bảo vệ quyền lợi cho chính mình: 

Bước 1: Thu thập và kiểm tra hồ sơ pháp lý

Cách đòi sổ hồng từ chủ đầu tư chính là thu thập và kiểm tra hồ sơ pháp lý. Bước này người mua cần xem xét kỹ các điều khoản về thời gian bàn giao sổ hồng. Đồng thời, lưu trữ đầy đủ chứng từ thanh toán theo hợp đồng và giữ lại toàn bộ các văn bản trao đổi với chủ đầu tư về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở.

Bước 2: Đối thoại trực tiếp hoặc gửi văn bản yêu cầu Chủ đầu tư làm rõ

Chủ động liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng, văn phòng pháp lý của chủ đầu tư dự án để nắm rõ nguyên nhân chậm trễ. Tại đây, hãy yêu cầu chủ đầu tư cam kết về thời gian bàn giao sổ hồng cụ thể. Trường hợp không thể đối thoại trực tiếp, người mua cũng có thể chọn cách soạn thảo văn bản để yêu cầu chủ đầu tư giải trình rõ ràng về lý do chậm cấp sổ hồng. Lưu ý rằng nên gửi kèm bằng đường bưu điện hoặc trực tiếp lấy dấu nhận của chủ đầu tư để làm bằng chứng nếu cần phải giải quyết qua cơ quan chức năng sau này. 

Bước 3: Gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền

Trường hợp đã đối thoại trực tiếp, gửi văn bản nhưng chủ đầu tư vẫn không phản hồi hay phản hồi một cách qua loa không thoả đáng, hoặc thậm chí là không thực hiện đúng như những gì đã cam kết. Lúc này, người mua có quyền khiếu nại chủ đầu tư đến các cơ quan chức năng như sau: 

  • Sở Tài nguyên và Môi trường: Cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Sở Xây dựng: Cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng, chất lượng công trình. 
  • Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện, tỉnh/thành phố: Các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước trực thuộc tại địa phương.

Tuy nhiên, khi viết đơn khiếu nại người mua cần trình bày rõ ràng, mạch lạc về yêu cầu và kèm theo những bằng chứng mà mình đã thu thập được. 

Bước 4: Khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Nếu áp dụng 3 cách đòi sổ hồng từ chủ đầu tư trên mà vẫn không mang lại kết quả tốt. Người mua hoàn toàn có quyền khởi kiện chủ đầu tư ra Toà án nhân dân cấp quận/huyện nơi sở hữu bất động sản để yêu cầu Toà án buộc chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ làm thủ tục cấp và bàn giao sổ hồng theo hợp đồng mua bán. 

Khởi kiện ra Toà án nhân dân có thẩm quyền 
Khởi kiện ra Toà án nhân dân có thẩm quyền 

Lời kết 

Như vậy, việc chủ đầu tư giữ sổ hồng không trả cho cư dân không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu hợp pháp của người mua, mà còn làm mất đi sự tín nhiệm trên thị trường bất động sản. Ngoài ra, trước khi quyết định giao dịch, người mua cần lựa chọn chủ đầu tư đáng tin cậy để tránh rơi vào những tranh chấp và rủi ro không đáng có xuất hiện. 

Khải Hoàn Land là chủ đầu tư uy tín được nhiều khách hàng lựa chọn để đầu tư bất động sản. Với bề dày kinh nghiệm và tên tuổi hàng đầu trên thị trường, Khải Hoàn Land luôn cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng, pháp lý minh bạch và giá trị gia tăng bền vững cho khách hàng. 

Đăng ký tư vấn và cập nhật thông tin dự án

Picture of Khải Hoàn Land
Khải Hoàn Land

Với hơn 15 năm kinh nghiệm, Khải Hoàn Land tự hào là đơn vị phát triển và môi giới Bất động sản hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi không chỉ chia sẻ những kiến thức hữu ích và cập nhật nhất về thị trường, mà còn đồng hành cùng bạn trong mọi bước đi trên con đường đầu tư và an cư của mình.

Các dự án nổi bật