6 kinh nghiệm đặt cọc mua nhà tránh rủi ro mất tiền

Đặt cọc mua nhà là một bước quan trọng đánh dấu sự bắt đầu của một hành trình sở hữu tổ ấm riêng. Tuy nhiên nhiều người đã gặp phải tình huống mất tiền oan vì những sơ suất nhỏ hoặc không hiểu rõ quy trình pháp lý khi đặt cọc. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn khi đặt cọc mua nhà? Trong bài viết này, Khải Hoàn Land sẽ chia sẻ 6 kinh nghiệm đặt cọc mua nhà quan trọng giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có và yên tâm hơn trong quá trình giao dịch.

Kinh nghiệm đặt cọc mua nhà
Nội dung bài viết

Đặt cọc khi mua bán nhà là gì?

Theo quy định của Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đặt cọc là một hình thức cam kết giữa người mua và người bán nhà. Bên đặt cọc (người mua) sẽ tiến hành giao cho bên nhận cọc (người bán) một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác gọi chung là tài sản. Nhằm mục đích đặt cọc trong một khoảng thời gian nhất định để bảo đảm giao dịch sẽ diễn ra.

Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm đặt cọc mua nhà, rất có thể bạn sẽ gặp phải rủi ro mất tiền bởi các điều khoản trong hợp đồng đặt cọc. 

Đặt cọc mua nhà 
Đặt cọc mua nhà 

Chia sẻ kinh nghiệm đặt cọc mua nhà giúp tránh rủi ro

Dưới đây là 6 kinh nghiệm đặt cọc mua nhà giúp hạn chế rủi ro mà bạn nên biết: 

1. Chỉ đặt cọc với chủ nhà/đất hoặc chủ thể có quyền nhận đặt cọc

Đầu tiên kinh nghiệm đặt cọc mua nhà để tránh rủi ro chính là chỉ nên đặt cọc với chủ nhà, chủ đất hoặc chủ thể có quyền nhận đặt cọc. Vì khi đó giao dịch mới đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp. Giúp bạn tránh được tình trạng mất tiền oan hay vướng phải những rắc rối pháp lý không đáng có ở trong tương lai.

Trước khi đặt cọc, bạn cần yêu cầu chủ nhà xuất trình đầy đủ giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu nhà ở như sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản khác liền với đất. Nếu mua nhà đang thế chấp ngân hàng, thì việc đặt cọc cần phải được thông báo cho ngân hàng nơi có tài sản đang thế chấp, để hiểu hơn, bạn hãy xem thêm bài viết Mua bán nhà đang thế chấp ngân hàng.

Chỉ đặt cọc với chủ nhà, chủ đất, chủ thể có quyền nhận đặt cọc
Chỉ đặt cọc với chủ nhà, chủ đất, chủ thể có quyền nhận đặt cọc

2. Phải kiểm tra thông tin quy hoạch trước khi đặt cọc mua nhà

Thứ hai, để tránh rủi ro mất tiền oan khi đặt cọc là bạn phải kiểm tra thông tin quy hoạch trước. Đây là một kinh nghiệm đặt cọc mua nhà vô cùng quan trọng vì nếu không may mua phải đất nằm trong khu vực quy hoạch, bạn có thể đối mặt với việc bị thu hồi đất, hạn chế xây dựng, giá trị bất động sản giảm sút.

Để kiểm tra thông tin quy hoạch, bạn cần xem sổ đỏ hoặc trực tiếp quy hoạch tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, quận, huyện nơi có đất. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm mua nhà đất để không bị lừa.

 Kiểm tra thông tin quy hoạch trước
 Kiểm tra thông tin quy hoạch trước

3. Phải kiểm tra tình trạng tranh chấp nhà trước khi đặt cọc

Thứ ba, kinh nghiệm đặt cọc mua nhà để tránh rủi ro là bạn phải kiểm tra tình trạng tranh chấp nhà. Nếu mua nhà đang tranh chấp, bạn sẽ có nguy cơ bị kiện tụng, phải ra tòa để bảo vệ quyền lợi cho chính mình, thậm chí mất trắng số tiền đã bỏ ra. Bước này giúp bạn chắc chắn rằng người bán là chủ sở hữu hợp pháp của ngôi nhà và không có bất kỳ bên thứ ba nào khiếu nại quyền sở hữu. 

Kinh nghiệm đặt cọc mua nhà nên kiểm tra tình trạng tranh chấp nhà
Kinh nghiệm đặt cọc mua nhà nên kiểm tra tình trạng tranh chấp nhà

Để kiểm tra tranh chấp, ban nên ​​yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ giấy tờ liên quan đến nhà như sổ đỏ, giấy phép xây dựng, giấy tờ mua bán trước đó. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kiểm tra thông tin về căn nhà tại các cơ quan có thẩm quyền như Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Nếu bạn đặt cọc mua nhà sổ chung, hãy tham khảo bài viết Mua nhà sổ chung có an toàn không? trước khi đưa ra quyết định nhé!

4. Kiểm tra kỹ hiện trạng nhà đất, tài sản gắn liền và diện tích trong hợp đồng đặt cọc

Thứ tư, kinh nghiệm đặt cọc mua nhà để không mất tiền oan chính là kiểm tra kỹ hiện trạng nhà đất, tài sản gắn liền và diện tích trong hợp đồng đặt cọc. Việc kiểm tra kỹ càng giúp đảm bảo rằng thông tin về nhà đất trong hợp đồng trùng khớp với thực tế.

Góp phần giúp bạn tránh tình trạng mua phải nhà có diện tích nhỏ hơn, chất lượng kém hơn so với những gì đã được cam kết. Không những vậy, khi có sự sai lệch giữa hợp đồng và thực tế, bạn có cơ sở để yêu cầu bồi thường hoặc hủy bỏ hợp đồng.

Kiểm tra kỹ hiện trạng nhà đất 
Kiểm tra kỹ hiện trạng nhà đất 

5. Kiểm tra kỹ các điều khoản trong hợp đồng đặt cọc

Một kinh nghiệm đặt cọc mua nhà nữa mà bạn cần lưu ý chính là kiểm tra kỹ các điều khoản trong hợp đồng đặt cọc cụ thể: 

  • Số tiền đặt cọc: Xem kỹ các thông tin liên quan đến cách đặt cọc tiền mua nhà và tiền trả sau. Để tránh tranh chấp, bạn cũng nên thỏa thuận rõ ràng với người bán về thời gian thanh toán cho các giao dịch mua nhà sau khi đặt cọc. 
  • Nêu rõ mốc thời gian chuyển nhượng tài sản: Cần nêu rõ thời gian thanh toán và ngày bàn giao nhà, chuyển nhượng tài sản cụ thể. Đồng thời, thỏa thuận về cách thanh toán tiền khi mua nhà để giữ an toàn cho quá trình giao dịch.
  • Trách nhiệm pháp lý: Trong hợp đồng cần ghi rõ trách nhiệm pháp lý của hai bên. Nếu vi phạm hợp đồng đặt cọc sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp lý.
  • Điều kiện nhận tiền cọc: Nếu hợp đồng mua bán nhà thuận lợi, tiền cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc sẽ được trừ trực tiếp vào giá trị của ngôi nhà thực sự cần thanh toán.
Kiểm tra điều khoản trong hợp đồng đặt cọc
Kiểm tra điều khoản trong hợp đồng đặt cọc

6. Luôn phải công chứng hợp đồng đặt cọc

Cuối cùng, kinh nghiệm đặt cọc mua nhà là phải luôn công chứng hợp đồng đặt cọc. Theo Luật Dân sự 2015, Luật đất đai 2013, Luật nhà ở 2014, Luật công chứng 2014 thì hợp đồng đặt cọc không quy định cần phải công chứng.

Dù không bắt buộc, nhưng bạn phải công chứng để đảm bảo quyền lợi của chính mình. Bởi hợp đồng đặt cọc ký kết bằng tay sẽ không có giá trị pháp lý. Nếu xảy ra tranh chấp, pháp luật cũng sẽ không có cơ sở để bảo vệ lợi ích cho bạn. 

Hợp đồng đặt cọc phải được công chứng 
Hợp đồng đặt cọc phải được công chứng 

Cách đặt cọc tiền mua nhà tránh mất tiền oan

Bên cạnh kinh nghiệm đặt cọc mua nhà, bạn cũng cần hiểu rõ về cách đặt cọc tiền mua nhà để không bị mất tiền oan. Hợp đồng đặt cọc cần được lập một cách chặt chẽ và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Dưới đây là những điểm quan trọng mà bạn cần lưu ý:

  • Xác định rõ đối tượng đặt cọc: Cần ghi đầy đủ thông tin về bất động sản, bao gồm vị trí, diện tích và tình trạng pháp lý kèm theo.
  • Số tiền đặt cọc và giá trị chuyển nhượng: Thỏa thuận rõ ràng về số tiền đặt cọc và giá chuyển nhượng, giúp tránh tình trạng bên bán tăng giá sau khi đã nhận cọc.
  • Thời hạn hoàn thành thủ tục công chứng: Quy định cụ thể thời gian để hoàn tất việc công chứng và thanh toán, tránh trường hợp kéo dài thời gian hoặc trì hoãn.
  • Trách nhiệm vi phạm hợp đồng: Quy định rõ ràng mức phạt cọc. Nếu bên mua từ chối thực hiện hợp đồng, số tiền đặt cọc sẽ thuộc về bên bán. Ngược lại, nếu bên bán vi phạm, họ phải trả lại tiền đặt cọc và đền bù tương đương giá trị đã cọc
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà

Các câu hỏi thường gặp

Số tiền đặt cọc mua nhà bao nhiêu phần trăm?

Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định về mức tiền đặt cọc. Dù vậy, theo chuyên gia pháp lý thì số tiền đặt cọc mua nhà thường dao động trong khoảng từ 10% đến 30% giá trị căn nhà. Tuy nhiên, số tiền đặt cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào thỏa thuận giữa bạn và người bán. Với những căn nhà có giá trị lớn thì số tiền đặt cọc thường cao hơn.

Số tiền cọc không quá 30% giá trị căn nhà 
Số tiền cọc không quá 30% giá trị căn nhà 

Mức phạt cọc nếu vi phạm hợp đồng đặt cọc mua nhà là bao nhiêu?

Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, mức phạt nếu vi phạm hợp đồng đặt cọc mua nhà quy định:

  • Nếu bạn từ chối việc giao kết, không tiếp tục thực hiện hợp đồng thì số tiền đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận cọc (người bán).
  • Nếu bên nhận cọc (người bán) từ chối giao kết, không thực hiện hợp đồng thì phải tiến hành trả tiền cọc cho bạn. Đồng thời phải chấp nhận chịu phạt một khoản tiền tương đương với số tiền đặt cọc. 
Nếu vi phạm hợp đồng sẽ chịu phạt theo quy định pháp luật
Nếu vi phạm hợp đồng sẽ chịu phạt theo quy định pháp luật

Lời kết

Đặt cọc mua nhà là một bước quan trọng trong quá trình sở hữu một ngôi nhà mơ ước. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro không đáng có và bảo vệ quyền lợi của mình, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm đặt cọc mua nhà.

Việc kiểm tra kỹ thông tin về ngôi nhà, người bán, quy hoạch khu vực và đặc biệt là việc lập hợp đồng đặt cọc rõ ràng, minh bạch là vô cùng cần thiết. Nếu bạn mua nhà cũ hãy tham khảo thêm bài viết Những lưu ý khi mua nhà cũ để tránh rủi ro. Hãy nhớ rằng, một chút cẩn trọng và chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn hoàn thành giao dịch mua bán nhà một cách an toàn và thuận lợi.

 Hy vọng với những chia sẻ trên của Khải Hoàn Land đã giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết khi mua nhà.

Đăng ký tư vấn và cập nhật thông tin dự án

Picture of Khải Hoàn Land
Khải Hoàn Land

Với hơn 15 năm kinh nghiệm, Khải Hoàn Land tự hào là đơn vị phát triển và môi giới Bất động sản hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi không chỉ chia sẻ những kiến thức hữu ích và cập nhật nhất về thị trường, mà còn đồng hành cùng bạn trong mọi bước đi trên con đường đầu tư và an cư của mình.

Các dự án nổi bật

Call Now Button