Mua nhà cũ lợi và bất lợi, những lưu ý khi mua nhà cũ

Mua nhà cũ là một lựa chọn phổ biến của nhiều người, đặc biệt đối với những ai đang tìm kiếm một không gian sống vừa túi tiền. Tuy nhiên, việc sở hữu một ngôi nhà cũ cũng đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn nếu không tìm hiểu kỹ. Để giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt, bài viết dưới đây Khải Hoàn Land sẽ tổng hợp những lưu ý khi mua nhà cũ nhất định bạn cần biết.

Những lưu ý khi mua nhà cũ nhất định bạn phải biết
Nội dung bài viết

Mua nhà cũ lợi và bất lợi là gì?

Việc mua nhà cũ mang đến cả những lợi ích và cả những hạn chế riêng. Bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng về mua nhà cũ lợi và bất lợi trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Lợi ích khi mua nhà cũ

Thông thường, nhà cũ sẽ có giá thành thấp hơn so với nhà mới, giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể khi vay vốn từ ngân hàng, gia đình hoặc bạn bè. Từ đó, giảm tải gánh nặng và áp lực về tài chính. Hiện nay, nhiều ngôi nhà cũ còn nằm ở những vị trí trung tâm, sở hữu giá trị lịch sử và văn hóa cực kỳ cao. Kết hợp với lối thiết kế kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian, tạo nên không gian sống riêng biệt. Mà điều này lại rất khó để có thể tìm thấy ở những ngôi nhà mới. 

Lợi ích khi mua nhà cũ 
Lợi ích khi mua nhà cũ 

Bên cạnh đó, nếu bạn may mắn chọn được căn nhà cũ có tiềm năng phát triển. Bạn sẽ có khả năng thu được lợi nhuận cao trong tương lai khi cho thuê, chuyển nhượng hay mua nhà cũ bán lại. Đồng thời, khu vực có nhiều nhà cũ thường có một cộng đồng dân cư ổn định, thân thiện và tạo cảm giác an toàn hơn khi sinh sống. 

Bất lợi khi mua nhà cũ

Bên cạnh các lợi ích thì việc mua nhà cũ vẫn tồn tại song song những bất lợi nhất định. Đối với những ngôi nhà cũ, qua thời gian sử dụng sẽ bị xuống cấp, ẩm thấp, nấm mốc gây ra tình trạng hỏng hóc. Do đó, bạn cần phải sửa chữa lại nhiều hạng mục như hệ thống điện nước, sơn tường, mái nhà, cửa sổ… Để hoàn thiện các danh mục cải tạo, bạn sẽ tốn phải tốn thêm chi phí và mất một chút thời gian. 

Nhà cũ thường ẩm thấp, hư hỏng đường ống nước
Nhà cũ thường ẩm thấp, hư hỏng đường ống nước

Thủ tục mua bán nhà cũ có thể phức tạp hơn so với nhà mới, đòi hỏi bạn phải tìm hiểu kỹ về các quy định pháp luật. Ngoài ra, khi mua nhà cũ bạn còn phải đối mặt với những vấn đề tiềm ẩn mà bạn không thể phát hiện ngay khi xem nhà, như tranh chấp về quyền sở hữu, sự cố về kết cấu…

Những lưu ý khi mua nhà cũ nhất định bạn phải biết

Cho dù bạn mua nhà cũ bán lại hay để ở cũng đều là một quyết định lớn và đòi hỏi sự cân nhắc kỹ. Dưới đây là những lưu ý khi mua nhà cũ mà bạn cần phải biết cụ thể: 

1. Vị trí của ngôi nhà

Một trong những lưu ý khi mua nhà cũ đầu tiên bạn nên biết chính là xem xét vị trí của ngôi nhà. Nên ưu tiên những căn nhà nằm ở vị trí có hạ tầng giao thông phát triển, tuyến đường huyết mạch mở rộng, lưu thông 2 chiều thuận tiện cho việc di chuyển. 

Không những vậy, xung quanh những nơi này còn được xây dựng chuỗi tiện ích đa dạng như trường học, bệnh viện, chợ, trung tâm thương mại, công viên… Tại đây, bạn có thể sử dụng các tiện ích mà không cần phải đi đâu xa. 

Những lưu ý khi mua nhà cũ 
Những lưu ý khi mua nhà cũ 

2. Kiểm tra pháp lý của căn nhà

Một lưu ý về cách chọn nhà cũ tiếp theo mà bạn nên quan tâm đến chính là pháp lý của căn nhà. Vì nếu không cẩn trọng, bạn có thể gặp phải những rủi ro pháp lý không mong muốn, gây ảnh hưởng đến quyền lợi và tài sản của mình. Hãy đảm bảo rằng người bán là chủ sở hữu hợp pháp của ngôi nhà, không có tranh chấp về quyền sở hữu với người khác.

Kiểm tra pháp lý của căn nhà
Kiểm tra pháp lý của căn nhà

Bạn cũng nên kiểm tra xem căn nhà cũ có đang dính líu đến bất kỳ tranh chấp nào với hàng xóm như vấn đề ranh giới, xây dựng trái phép và không nằm trong khu vực quy hoạch bị thu hồi đất hoặc hạn chế xây dựng. Để an toàn, bạn cần lập hợp đồng mua bán rõ ràng, liệt kê cụ thể các điều khoản theo quy định của pháp luật. 

Xem thêm: Kinh nghiệm mua nhà đất để không bị lừa

3. Kiểm tra chất lượng kết cấu của căn nhà

Khi mua nhà cũ, kiểm tra chất lượng kết cấu là vô cùng quan trọng. Một ngôi nhà cũ, dù có vị trí đẹp và giá cả hấp dẫn đến mấy, nhưng nếu kết cấu không đảm bảo vẫn sẽ dẫn đến nhiều rắc rối và tốn kém cho bạn sau này. Các vấn đề về kết cấu như nứt tường, sụt lún nền móng, dột mái có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sập nhà, chập điện, ngập nước,… đe dọa tính mạng và tài sản của bạn.

Kiểm tra chất lượng kết cấu căn nhà
Kiểm tra chất lượng kết cấu căn nhà

Trường hợp nhà bị ẩm thấp, tường mốc khiến cho các thành viên trong gia đình của bạn tăng nguy cơ mắc những bệnh liên quan về đường hô hấp, đặc biệt là đối với trẻ em và người già. Do đó, việc kiểm tra kỹ sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề về kết cấu, từ đó có kế hoạch sửa chữa, cải tạo hợp lý.

4. Hình dáng của khu đất, hướng của căn nhà

Xem xét hình dáng của khu đất và hướng của căn nhà là một trong những lưu ý khi mua nhà cũ mà bạn không nên bỏ qua. Lý do chính là bởi hai yếu tố này có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt ở cuộc sống, từ phong thủy, sự tiện nghi cho đến giá trị lâu dài của ngôi nhà. Những hình dáng đất đẹp, hướng nhà hợp tuổi sẽ mang lại tài lộc, sức khỏe và may mắn cho gia đình bạn.

Xem thêm: Nhà không hợp hướng có nên mua không?

Chọn hướng nhà và khu đất đẹp 
Chọn hướng nhà và khu đất đẹp 

Hơn thế nữa, hướng nhà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lượng ánh sáng tự nhiên và gió tự nhiên mà ngôi nhà nhận được. Một ngôi nhà có hướng đón nắng và gió sẽ giúp không gian sống luôn thoáng mát, dễ chịu và tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt, một ngôi nhà sở hữu hướng nhìn ra cảnh quan thiên nhiên sẽ có giá trị thẩm mỹ cao hơn.

5. Xem xét hàng xóm, cư dân xung quanh

Một khu vực có hàng xóm thân thiện, quan tâm đến nhau sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn về vấn đề an ninh. Vì khi mua nhà cũ bán lại hay để ở nếu hàng xóm ồn ào, gây mất trật tự đều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cuộc sống hàng ngày của bạn.

Xem xét hàng xóm xung quanh ngôi nhà 
Xem xét hàng xóm xung quanh ngôi nhà 

6. Thẩm định căn nhà lại lần 2

Thẩm định lại nhà cũ lần thứ hai khi mua là một bước vô cùng quan trọng, giúp bạn có cái nhìn toàn diện và chính xác nhất về tình trạng căn nhà. Vì có thể chủ nhà không cung cấp đầy đủ hoặc chính xác thông tin về tình trạng nhà, nhằm che giấu các vấn đề tồn tại.

Bên cạnh giúp bạn phát hiện nhiều vấn đề về kết cấu, điện nước, hoặc hệ thống thoát nước có thể không dễ dàng phát hiện bằng mắt thường. Bước thẩm định lần hai còn giúp bạn đánh giá chính xác giá trị thực của ngôi nhà, tránh tình trạng mua phải nhà với giá quá cao so với chất lượng.

Cách chọn nhà cũ là thẩm định căn nhà lại lần 2 
Cách chọn nhà cũ là thẩm định căn nhà lại lần 2 

7. Xây dựng kế hoạch, trù chi phí cải tạo căn nhà (nếu cần)

Một trong những lưu ý khi mua nhà cũ cuối cùng là bạn nên xây dựng kế hoạch và dự trù chi phí cải tạo căn nhà đặc biệt là với nhà tập thể cũ, hoặc những căn hộ đã cuống cấp. Khi lập kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn dự trù được các khoản chi phí phát sinh, tránh tình trạng thiếu hụt ngân sách trong quá trình thi công.

Tuy nhiên, để xây dựng được bảng kế hoạch, dự trù chi phí cải tạo bạn cần đánh giá kỹ tình trạng hư hỏng, xuống cấp của ngôi nhà để có giải pháp sửa chữa phù hợp. Xác định diện tích và cấu trúc của ngôi nhà để tính toán số lượng vật liệu cần thiết.

Lập bảng kế hoạch chi tiết và dự trù kinh phí cải tạo 
Lập bảng kế hoạch chi tiết và dự trù kinh phí cải tạo 

Lời kết 

Hy vọng bạn đã có thêm thật nhiều thông tin hữu ích xoay quanh đến đề tài mua nhà cũ lợi và bất lợi, cách chọn nhà cũng như những lưu ý khi mua nhà cũ. Nếu bạn đang tìm cho mình một ngôi nhà nhưng vẫn chưa tìm được nơi ưng ý. Hãy liên hệ với Khải Hoàn Land để được chuyên gia bất động sản hỗ trợ và tư vấn nhé. 

Đăng ký tư vấn và cập nhật thông tin dự án

Picture of Khải Hoàn Land
Khải Hoàn Land

Với hơn 15 năm kinh nghiệm, Khải Hoàn Land tự hào là đơn vị phát triển và môi giới Bất động sản hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi không chỉ chia sẻ những kiến thức hữu ích và cập nhật nhất về thị trường, mà còn đồng hành cùng bạn trong mọi bước đi trên con đường đầu tư và an cư của mình.

Các dự án nổi bật