Câu chuyện kiếm tiền tỷ từ việc mua nhà cũ bán lại không có mấy xa lạ với những ai đam mê đầu tư bất động sản. Với chi phí ban đầu không quá lớn, không ít nhà đầu tư đã thành công trong việc “lột xác” những ngôi nhà cũ, nâng cấp chúng và thu về lợi nhuận khủng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thành công với chiến lược này, nhất là đối với những người thiếu kinh nghiệm. Vậy, hình thức đầu tư này có thật sự sinh lời cao và phù hợp với tất cả?
Mua nhà cũ bán lại: Vốn ít, lời to?
Mua nhà cũ, tân trang rồi bán lại là phương thức đầu tư bất động sản hấp dẫn và mang lại món lợi lớn cho nhiều nhà đầu tư, nhất là tại các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng,… những nơi nhu cầu nhà ở luôn ở mức cao. Với chiến lược này, vốn đầu tư bỏ ra ban đầu không quá lớn và nếu biết cách triển khai, tính toán ngân sách hợp lý, nhà đầu tư có thể kiếm được một con số lớn trong thời gian ngắn.
Ví dụ như câu chuyện của anh Quyết, một môi giới bất động sản với nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn và giao dịch các loại hình nhà đất, vì nhìn thấy tiềm năng của hình thức mua bán này, anh đã quyết định chốt sổ căn nhà cấp bốn cũ với giá 2 tỷ trong một căn hẻm nối ra mặt tiền đường lớn, thuộc khu vực sầm uất. Anh tập trung cho việc sửa chữa cấu trúc, thay mới hệ thống điện nước, lát lại sàn, sơn tường và tạo ra không gian sống hiện đại hơn. Tổng chi phí sửa chữa khoảng 400 triệu đồng. Sau 6 tháng, căn nhà được rao bán với giá 3.5 tỷ đồng tương đương mức tăng 27% so với giá trị ban đầu. Sau khi trừ đi tất cả chi phí, anh thu về lợi nhuận hơn 700 triệu đồng.
Có thể thấy, anh Quyết đã có một quyết định đúng đắn trong việc mua nhà cũ, sửa chữa và bán lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng, đây là hình thức kinh doanh không đơn giản, không dễ ăn và thu lợi như bề nổi của nó.
Để kiếm lời được từ hình thức này, đòi hỏi phải tính toán cẩn thận và đương nhiên không dành cho những ai thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản. Lợi nhuận có thể cao, nhưng nếu không tính toán tốt chi phí, thời gian sửa chữa hoặc tình hình thị trường, việc đầu tư này có thể gặp phải những rủi ro không lường trước. Đặc biệt hơn nếu không có tầm nhìn, không có nhiều mối quan hệ tốt, bạn sẽ khó biết được khu vực nào nên đầu tư và nên đầu tư ra sao để tránh được rủi ro.
7 Kinh nghiệm mua nhà cũ bán lại
Mua nhà cũ để cải tạo và bán lại là xu hướng đầu tư bất động sản ít vốn được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, việc chạy theo xu hướng cũng chính là lý do thất bại của rất nhiều nhà đầu tư khi chưa tìm hiểu rõ hình thức vận hành, cách thức triển khai, đảm bảo nguồn vốn và đặc biệt là không có kinh nghiệm thực tế.
Nhưng để không bỏ qua cơ hội vàng son, làm giàu ngay trước mắt thì khi muốn mua nhà cũ bán lại, phải nhớ:
Chỉ mua nhà cũ có đầy đủ giấy tờ pháp lý
Pháp lý là yếu tố quan trọng hàng đầu khi đầu tư vào nhà cũ. Và kinh nghiệm mua nhà cũ sửa bán lại được chuyên gia chia sẻ là tránh va phải những ngôi nhà đang tranh chấp, thế chấp hoặc vướng vào quy hoạch. Quan trọng nữa là bất động sản muốn mua cần có đầy đủ giấy tờ pháp lý.
Nên, để tránh mất tiền oan, bạn cần kiểm tra xem nhà có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp lệ, không bị tranh chấp, và không nằm trong diện quy hoạch.
Nên chọn mua nhà cũ ở vị trí tốt
Tiếp theo, thêm một kinh nghiệm mua nhà cũ sửa bán lại mà bạn nên biết là xem xét vị trí đất hoặc nhà ở trước khi mua. Đây chính là yếu tố quan trọng quyết định giá trị bất động sản trong dài hạn. Đừng để mua vào, sửa chữa một số tiền lớn rồi mới nhận ra đây là khu vực không có giá trị.
Vì thế, khi đi mua nhà cũ, bạn cần lựa chọn những khu vực có hạ tầng giao thông phát triển, gần các tiện ích thiết yếu như trường học, bệnh viện, siêu thị, và khu vui chơi giải trí. Các tiện ích này vừa giúp tăng giá trị bất động sản, vừa thuận tiện cho người mua sau này. Một vị trí tốt sẽ giúp căn nhà rao bán dễ dàng hơn sau khi cải tạo.
Không mua nhà có diện tích quá lớn
Tuy diện tích lớn có thể mang theo nhiều tiềm năng lợi nhuận, nhưng cũng đồng nghĩa vốn bỏ ra nhiều, chi phí sửa chữa và cải tạo sẽ đội lên gấp nhiều lần so với dự tính. Tổng chi phí bỏ ra sẽ cao hơn so với các căn nhà nhỏ, vừa khác.
Mua bán lại những căn nhà có diện tích quá lớn còn kèm theo rủi ro khó bán, khiến bạn chôn vốn lâu khi không tìm được tệp khách hàng tiềm năng hoặc thị trường biến động lớn.
Kiểm tra kỹ tình trạng căn nhà
Trước khi quyết định mua, bạn phải kiểm tra thật kỹ tình trạng của căn nhà. Các vấn đề thường gặp ở nhà cũ như thấm dột, hệ thống điện nước cũ kỹ, vết nứt tường, hệ thống thoát nước, tình trạng cửa, sàn và các vấn đề liên quan đến nền móng căn nhà.
Những vấn đề nhỏ có thể dễ dàng sửa chữa, nhưng nếu gặp phải các vấn đề về kết cấu hoặc nền móng, chi phí sửa chữa sẽ cao hơn rất nhiều. Bạn nên tham khảo ý kiến từ kiến trúc sư, người am hiểu về xây dựng để đảm bảo căn nhà đó có thể cải tạo được mà không gặp quá nhiều khó khăn và ảnh hưởng tới kết cấu tổng thể.
Cần phải có kế hoạch cải tạo, tu sửa
Nếu đã quyết định mua nhà cũ sửa bán lại, thì bạn cần bạn cần lên một kế hoạch cải tạo rõ ràng, xác định các công việc cần thực hiện và ước tính chi phí sửa chữa. Bảng kế hoạch càng chi tiết, sát thực tế càng giúp bạn kiểm soát được chi phí đầu tư và không bị ngợp trong các khoản chi không cần thiết.
Từ kinh nghiệm mua nhà cũ bán lại của những người đi trước, đa phần các căn nhà cải tạo lại đều sẽ tập trung vào những vấn đề như hệ thống điện nước, mái nhà, sơn tường, cửa và cải tạo một số phòng chức năng. Căn nhà cải tạo cũng nên dựa trên xu hướng thị trường, nhu cầu người mua, nhất là tệp khách hàng tiềm năng bạn hướng đến. Vậy nên, bạn phải đảm bảo số tiền sửa chữa bỏ ra phải thật hợp lý với bản vẽ, tránh đầu tư quá nhiều vào những hạng mục không cần thiết.
Ngoài ra, giấy phép sửa chữa nhà cũng là một vấn đề cần phải xử lý. Hãy chắc chắn căn nhà bạn mua được phép sửa chữa như những gì bạn muốn.
Sau khi sửa nhà xong nên bán nhanh, tránh để lâu
Căn nhà cũ sau khi sửa chữa xong sẽ có giá trị cao hơn, nhưng nếu bạn giữ lại quá lâu sẽ phải đối mặt với những rủi ro không lường trước, như biến động thị trường hay sự giảm sút nhu cầu. Nên, để giảm thiểu rủi ro tài chính, đảm bảo thu hồi vốn kịp thời, bạn nên bán ngay sau khi cải tạo.
Thị trường bất động sản luôn có sự biến động và việc giữ nhà quá lâu có thể khiến bạn phải chịu lãi suất vay ngân hàng cao hơn nếu đã sử dụng nguồn vốn vay để mua nhà. Bán nhà càng nhanh sẽ giúp bạn thu hồi vốn và tái đầu tư vào các cơ hội mới. Đồng thời, việc giữ nhà lâu có thể khiến bạn mất cơ hội bán với mức giá cao nếu thị trường không thuận lợi.
Thỏa thuận kỹ với các đơn vị môi giới
Một chìa khóa thành công trong lĩnh vực mua nhà cũ bán lại mà đại đa số các nhà đầu tư chia sẻ là làm việc với đơn vị môi giới chuyên nghiệp, uy tín. Đơn vị này sẽ giúp bạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đặc biệt nếu bạn không có đủ thời gian và kinh nghiệm để quảng bá và bán nhà.
Tuy nhiên, khi làm việc với bất kỳ đơn vị môi giới nào, cũng cần có thỏa thuận rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ đôi bên, về hoa hồng và các điều khoản liên quan khác. Trước khi ký kết hợp đồng, hãy đảm bảo bạn và môi giới đã thống nhất mọi điều khoản với nhau.
Lời kết
Đừng để cơ hội đầu tư trôi qua trước mắt! Hãy áp dụng ngay 7 kinh nghiệm mua nhà cũ bán lại này vào kế hoạch đầu tư của bạn để tối ưu hóa lợi nhuận và tránh mọi rủi ro. Nếu cần sự hỗ trợ thêm hoặc tư vấn về bất động sản, hãy liên hệ ngay với chuyên gia của Khải Hoàn Land. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng mọi nhà đầu tư, đánh giá tiềm năng phát triển của bất động sản và vạch kế hoạch sinh lời bền vững