Phí bảo trì chung cư là gì? Phải đóng bao nhiêu?

Phí bảo trì chung cư là một khoản chi phí vô cùng quan trọng đối với các cư dân đang sinh sống trong những tòa nhà chung cư. Việc hiểu rõ về loại phí này sẽ giúp cư dân nắm bắt được quyền lợi cũng như trách nhiệm của chính mình. Từ đó, góp phần xây dựng nên một môi trường sống an toàn và bền vững cho cả cộng đồng. Vậy phí bảo trì chung cư là gì? Phải đóng bao nhiêu tiền? Tiếp tục cùng Khải Hoàn Land tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phí bảo trì tòa nhà nhé.

Nội dung bài viết

Phí bảo trì nhà chung cư là gì?

Bảo trì chung cư là quá trình duy trì, sửa chữa, nâng cấp các phần sở hữu chung trong một tòa nhà cao tầng với mục đích đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra ổn định và sớm phát hiện vấn đề khi đang vận hành. Bên cạnh đó, việc bảo trì định kỳ còn có tác dụng giúp cho các thiết bị lẫn cơ sở hạ tầng được kéo dài thêm tuổi thọ. Đồng thời, tạo dựng nên một môi trường sống an toàn cho cư dân. 

Hoạt động bảo trì chung cư
Hoạt động bảo trì chung cư

Thông thường những hạng mục nằm trong danh sách cần được bảo trì gồm có hệ thống điều hòa, đèn chiếu sáng, đường dây điện, ống nước ngầm, thang máy, hành lang, bãi đỗ xe, sân vườn và tiện ích chung của toàn bộ dự án.

Vậy nên, để có thể thực hiện được điều này, chủ sở hữu căn hộ cần phải đóng kinh phí bảo trì chung cư theo như quy định. Sau đó, ban quản trị của tòa nhà quản lý sẽ dùng phần tiền này để tiếp tục tiến hành các hoạt động bảo trì.

Phí bảo trì chung cư là bao nhiêu? Đóng mấy lần?

Dựa theo khoản 1 Điều 108 của bộ Luật Nhà ở 2014, chủ đầu tư phải đóng kinh phí bảo trì nhà chung cư bằng 2% trên tổng giá trị căn hộ. Khoản tiền này sẽ được tính trực tiếp vào mức giá bán, tiền thuê mua mà người mua chỉ cần đóng một lần duy nhất khi nhận bàn giao căn hộ từ chủ đầu tư.

Đồng thời, quy định về việc đóng phí bảo trì căn hộ sẽ được ghi rõ ràng trong hợp đồng giao dịch mua bán. Căn cứ vào bản hợp đồng, người mua phải có trách nhiệm đóng phí cho nhà đầu tư. 

Kinh phí bảo trì nhà chung cư bao nhiêu? 
Kinh phí bảo trì nhà chung cư bao nhiêu? 

Trong vòng khoảng 7 ngày, sau khi ban quản trị tòa nhà được thành lập, quỹ bảo trì chung cư sẽ được bàn giao lại cho ban quản trị để quản lý và sử dụng theo nhu cầu bảo trì, bảo dưỡng tòa nhà. Trường hợp chủ đầu tư không chịu bàn giao, ban quản trị sẽ phải thực hiện các thủ tục liên quan đến tính cưỡng chế. Khi đó, họ sẽ gửi văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có chung cư và yêu cầu chủ đầu tư bàn giao lại phí bảo trì chung cư.

Xem thêm: Chi phí ở chung cư mỗi tháng là bao nhiêu?

Phí bảo trì tòa nhà chung cư được dùng làm gì?

Theo khoản 2 Điều 109 của bộ Luật Nhà ở 2014, phí bảo trì chung cư chỉ được sử dụng cho các mục đích bảo trì hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng mà không được phép sử dụng cho các mục đích nào khác. Hiện nay, theo quy định tại Điều 34 của Quy chế quản lý, kinh phí bảo trì nhà chung cư sẽ được dùng trong các hạng mục như sau: 

  • Phí bảo trì căn hộ được dùng cho các phần diện tích sở hữu chung và phòng sinh hoạt cộng đồng. 
  • Bảo trì, sửa chữa những phần khung, cột, tường bao căn hộ, sân thượng, hành lang, thang máy, cầu thang bộ, lối thoát hiểm, phòng cháy chữa cháy, hệ thống ống nước, đường dây điện, truyền hình… 
  • Phí bảo trì tòa nhà còn được sử dụng trong các vấn đề xử lý nước thải bị ứ đọng, hút bể phốt, cấy vi sinh cho nước thải của dự án chung cư. 
Phí bảo trì dùng để bảo dưỡng, sửa chữa thang máy, lối thoát hiểm
Phí bảo trì dùng để bảo dưỡng, sửa chữa thang máy, lối thoát hiểm

Những ai phải đóng phí bảo trì chung cư?

Việc đóng phí bảo trì chung cư sẽ được thực hiện bởi cư dân đang sinh sống trong tòa nhà và chủ đầu tư của dự án cụ thể: 

Cư dân sinh sống trong tòa nhà

Khi sinh sống trong các khu chung cư cao tầng, cư dân phải có trách nhiệm đóng phí bảo trì tòa nhà. Nhằm đảm bảo rằng tất cả những người sử dụng, hưởng lợi từ các tiện ích chung đều góp phần vào việc duy trì, sửa chữa và nâng cấp cơ sở hạ tầng. 

Cư dân đang sống trong tòa nhà cần phải đóng phí bảo trì
Cư dân đang sống trong tòa nhà cần phải đóng phí bảo trì

Không những vậy, thông qua hình thức đóng kinh phí bảo trì nhà chung cư, cư dân còn tránh được những rủi ro không mong muốn trong quá trình sử dụng và giảm thiểu tối đa các vấn đề hỏng hóc, hư hại hay thậm chí là xuống cấp. Để từ đó cộng đồng cư dân luôn được sống trong một không gian chất lượng, an ninh và bền vững lâu dài.

Đối với cư dân đang sinh sống tại tòa nhà, công thức tính phí bảo trì sẽ bằng 2% giá trị căn hộ. Ví dụ nếu bạn mua căn hộ có giá trị 2 tỷ đồng, thì phí bảo trì chung cư bạn cần phải nộp chính là 2 tỷ x 2% = 40 triệu đồng. 

Chủ đầu tư dự án chung cư

Bên cạnh cư dân đang sinh sống, thì chủ đầu tư dự án chung cư cũng cần phải đóng phí bảo trì tòa nhà. Cụ thể tính từ thời điểm đưa bàn giao chung cư vào sử dụng, phần diện tích khác trong toà nhà mà chủ đầu tư quyết định giữ lại không bán cũng không cho thuê mua và trừ đi phần diện tích sở hữu chung. Thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị của căn hộ hoặc phần diện tích được giữ lại và tính theo mức giá bán căn hộ có giá cao nhất tại toà nhà chung cư. 

Chủ dự án đầu tư cần phải đóng phí bảo trì chung cư 
Chủ dự án đầu tư cần phải đóng phí bảo trì chung cư 

Ví dụ: Mức giá bán căn hộ tại dự án chung cư cao nhất là 3 tỷ với 100m2, thì giá của 1m2 sẽ tương đương là 30 triệu đồng và diện tích mà chủ đầu tư giữ lại là 200m2. Tại đây, chi phí bảo trì mà chủ đầu tư phải nộp là (30 triệu x 200) x 2% = 120 triệu đồng. 

Phí bảo trì chung cư và phí quản lý chung cư có giống nhau không?

Phí bảo trì chung cư và phí quản lý chung cư là hai loại phí hoàn toàn khác nhau từ mục đích cho đến cách sử dụng. Hiểu một cách đơn giản thì phí bảo trì là chi phí một lần dùng để duy trì và bảo dưỡng tài sản chung lâu dài. Ngược lại, phí quản lý là khoản chi phí định kỳ cho các dịch vụ vận hành và quản lý hằng ngày của tòa nhà.

  • Phí bảo trì tòa nhà chung cư: Đây là khoản phí chỉ đóng một lần duy nhất và chịu trách nhiệm đóng 2% trên tổng giá trị căn hộ khi nhận bàn giao. Quỹ bảo trì chung cư này sẽ được sử dụng cho các mục đích sửa chữa, bảo dưỡng các hạng mục chung của tòa nhà như thang máy, hệ thống điện, nước, hành lang, sân vườn, tiện ích khác. 
  • Phí quản lý chung cư: Khác với kinh phí bảo trì nhà chung cư, phí quản lý chung cư là khoản phí hàng tháng mà cư dân phải đóng góp. Mục đích chính là dùng để chi trả cho các dịch vụ quản lý đang được vận hành hàng ngày bên trong một tòa nhà. Thêm vào đó, mức phí cần đóng này sẽ được xác định dựa trên diện tích sử dụng của căn hộ và có thể được điều chỉnh theo định kỳ. Thông thường, phí quản lý sẽ bao gồm các dịch vụ như dọn dẹp vệ sinh, an ninh bảo vệ, điện chiếu sáng ở khu vực chung, quản lý nhân sự…
Phí bảo trì toà nhà không giống phí quản lý chung cư
Phí bảo trì toà nhà không giống phí quản lý chung cư

Lời kết 

Phí bảo trì chung cư là một khoản đóng góp vô cùng quan trọng để duy trì chất lượng và độ bền vững của các tiện ích chung trong tòa nhà. Không chỉ đảm bảo sự an toàn, tiện nghi cho cư dân sinh hoạt, mà còn góp phần bảo vệ giá trị tài sản lâu dài của tòa nhà. Mặc dù đây chỉ là khoản phí phải đóng một lần, nhưng lợi ích mà nó mang lại thực sự rất nhiều. 

Hy vọng rằng với những thông tin mà Khải Hoàn Land đã cung cấp ở phía trên sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quát hơn về phí bảo trì chung cư là gì, phải đóng bao nhiêu, ai cần phải đóng loại phí này. Ngoài chủ đề trên, nếu như bạn còn bất kỳ câu hỏi nào thêm cần được giải đáp. Hoặc mong muốn tìm kiếm cho mình một căn hộ chung cư có đầy đủ hồ sơ pháp lý cùng với nhiều chính sách bán hàng và hình thức thanh toán linh hoạt. Vui lòng liên hệ cho Khải Hoàn Land để nhận tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia bất động sản nhé. 

Đăng ký tư vấn và cập nhật thông tin dự án

Picture of Khải Hoàn Land
Khải Hoàn Land

Với hơn 15 năm kinh nghiệm, Khải Hoàn Land tự hào là đơn vị phát triển và môi giới Bất động sản hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi không chỉ chia sẻ những kiến thức hữu ích và cập nhật nhất về thị trường, mà còn đồng hành cùng bạn trong mọi bước đi trên con đường đầu tư và an cư của mình.

Các dự án nổi bật